18 December 2020

9 mins read

Niềng Răng Thưa Mất Bao Lâu Và Bao Nhiêu Tiền? | Zenyum VN

Nhiều bạn mắc phải tình trạng răng thưa và tìm đến niềng răng để mong cải thiện tình trạng răng thưa “kém duyên” của mình. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về niềng răng thưa là gì? Có đau không? Niềng răng thưa hết bao nhiêu tiền và tốn nhiều thời gian hay không? Hãy cùng Zenyum tìm hiểu rõ hơn về những thắc mắc này để lựa chọn cho mình phương pháp niềng răng thưa phù hợp nhé!

niềng răng thưa là gì

Nội dung chính

Răng thưa là gì?

Răng thưa là tình trạng cấu trúc của hàm răng có những khoảng trống ở giữa các vị trí của chân răng. Có 4 dạng răng thưa thường gặp:

  • Khoảng trống chỉ xuất hiện ở khu vực răng hàm và răng cửa.
  • Răng nanh có khoảng hở trong khoảng vị trí đo đến răng cửa.
  • Khoảng trống giữa các chân răng thuộc khu vực răng cửa.
  • Giữa các vị trí của chân răng ở cả khu vực răng hàm và răng cửa đều có khoảng trống.
niềng răng thưa là gì

Tình trạng răng thưa xuất hiện khoảng cách giữa các răng lớn

Niềng răng thưa là gì?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khắc phục tình trạng răng thưa. Bao gồm trám răng, bọc răng sứ, niềng răng. Trong đó, niềng răng thưa là phương pháp được đánh giá hiệu quả cao.

Niềng răng thưa là phương pháp sử dụng hệ thống hệ thống mắc cài hoặc khay niềng cố định trên răng để nhằm tác dụng lực giúp dịch chuyển các răng về lại gần nhau. Điều này sẽ giúp cho răng được sát và khít với nhau hơn. Đồng thời, không hề làm tổn thương đến men răng hay mô răng.

Niềng răng thưa với niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp được sử dụng phổ biến
Niềng răng thưa với niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp được sử dụng phổ biến

Niềng răng thưa mất bao lâu?

Việc niềng răng thưa để răng khít và sát với nhau sẽ mất tầm 1 cho đến 2 năm điều trị. 

Thực tế, thời gian đeo niềng răng thưa mỗi người không giống nhau. Tùy vào tình trạng răng thưa, phương pháp niềng răng mà có sự chênh lệch.

Với răng thưa, quá trình niềng răng sẽ diễn ra theo lộ trình như sau:

  • Từ 2 – 6 tháng: Răng bắt đầu sắp xếp đều lại.
  • Từ 3 – 6 tháng: Điều chỉnh trục răng.
  • Từ 6 – 9 tháng: Điều chỉnh toàn bộ khớp cắn.
  • Từ 9 tháng trở đi: Duy trì sự ổn định của hàm răng.

Trong đó, nếu bạn niềng răng không mắc cài sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Bạn không cần tái khám nhiều mà có thể tự thay khay niềng ở nhà.

Niềng răng thưa có đau không?

Trước khi niềng răng, hầu hết nhiều người đều lo lắng đau đớn trong quá trình thực hiện. Vậy thực hư niềng răng thưa có đau không?

Theo các chuyên gia, trong 1 – 2 tuần đầu gắn mắc cài và dây cung vào thân răng. Bạn sẽ gặp khó chịu khi ăn uống, hơi đau nhức.

Niềng răng thưa có đau không?

Niềng răng thường sẽ có cảm giác ê buốt trong 1 – 2 tuần đầu khi gắn mắc cài và dây cung

Niềng răng thưa hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay, không có con số chính xác cho niềng răng thưa bao nhiêu tiền. Bởi chi phí niềng răng thưa hết bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Độ thưa của răng. Mỗi người sẽ có mức độ răng thưa khác nhau. Ngoài ra, có những trường hợp răng thưa còn xuất hiện răng mọc ngầm, mọc xô lệch. Nên giá niềng răng sẽ cao hơn nếu mức độ nặng.
  • Phương pháp niềng răng. Mỗi phương pháp niềng răng có ưu, nhược điểm khác nhau. Do đó, sẽ có sự chênh lệch về giá niềng răng.

Nguyên nhân gây ra răng thưa

Nguyên nhân dẫn đến răng thưa có thể được chia làm 2 nhóm: răng thưa là hệ quả của một số vấn đề về sức khỏe răng miệng; hoặc do thói quen sinh hoạt hằng ngày.

1. Vấn đề về sức khỏe răng miệng

Một trong những nguyên nhân gây ra răng thưa thường gặp nhất do mất các răng vĩnh viễn. Có thể do bạn đã nhổ răng bị sâu, hay bệnh viêm nướu răng đã trở nên nghiêm trọng đến mức độ làm hỏng chân răng, v..v.. Sau khi nhổ răng vĩnh viễn, phần nướu lành lặn sẽ trở thành khoảng trống giữa các vị trí của răng. Người lớn tuổi cũng thường có răng thưa vì thiếu mất răng vĩnh viễn.

Mất răng vĩnh viễn gảya tình trạng răng thưa
Mất răng vĩnh viễn là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng răng thưa

Bên cạnh đó, các vị trí của răng sẽ có khoảng trống nếu kích thước của răng nhỏ hơn kích thước thông thường. Đây là nguyên nhân về mặt di truyền học.

2. Thói quen sinh hoạt hằng ngày

Răng thưa có thể xuất hiện khi răng của bạn bị dịch chuyển. Quá trình dịch chuyển này chỉ diễn ra với tốc độ chậm, và bạn chỉ có thể nhìn thấy sự khác biệt sau một khoảng thời gian dài. Lực tác động từ các hoạt động cắn, nhai, hay thói quen di chuyển phần lưỡi trên bề mặt của răng, đều có thể tạo ra ảnh hưởng đến vị trí của chân răng.

Cắn móng tay là thói quen gây ra tình trạng thưa răng
Cắn móng tay là thói quen cần tránh đề hạn chế tình trạng thưa răng

Đặc biệt, đối với trẻ em, bạn cần lưu ý hạn chế thói quen cắn móng tay. Trong giai đoạn phát triển, chân răng của trẻ chưa được cố định và dễ bị sai lệch vị trí nhiều hơn so với người trưởng thành.

Những tác hại khi bạn bị răng thưa

Nếu không được chỉnh nha với giải pháp thích hợp, tình trạng răng thưa có thể mang đến khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Một số tác hại khi bạn rơi vào tình trạng răng thư như:

Tổn thương về nướu

Nếu bạn có tình trạng răng thưa ở một hàm, khi hoạt động nhai diễn ra, chiếc răng ở vị trí tương ứng ở hàm còn lại sẽ chạm đến nướu. Điều này gây ra những cơn đau, và lâu dần sẽ làm sưng đỏ phần nướu.

Lệch khớp cắn

Đây là hệ quả diễn ra bên cạnh tổn thương về nướu. Khi có khoảng trống ở nướu, vị trí của chân răng xung quanh đó sẽ dịch chuyển nhiều hơn so với những chiếc răng còn lại. Từ đó làm lệch khớp cắn, tạo áp lực lên phần cơ nối giữa hàm với hệ thần kinh, gây ra những cơn đau đầu.

Tình trạng lệch khớp cắn

Răng thưa không chỉ làm khuôn mặt mất thẩm mỹ mà còn gây ra tình trạng lệch khớp cắn dẫn đến đau đầu

Nguy cơ gây mòn chân răng

Khoảng trống giữa các chân răng sẽ làm khu vực xung quanh chân răng trở thành nơi tích tụ vi khuẩn và vụn thức ăn. Sự tích tụ này dẫn đến hình thành mảng bám, và trở thành nguy cơ gây mòn chân răng, dẫn đến bạn phải nhổ răng.

Nụ cười thiếu tự tin

Bên cạnh những ảnh hưởng về sức khỏe răng miệng, bạn không thể bỏ qua rằng tình trạng răng thưa làm bạn thiếu tự tin về nụ cười của mình.

Ưu, nhược điểm các phương pháp niềng răng thưa phổ biến

Niềng răng thưa hiện là phương pháp chỉnh nha giúp tình trạng răng trở nên đều hơn, cải thiện nụ cười cho bạn thêm tự tin.

Trên thị trường hiện nay, có hai hình thức niềng răng phổ biến bạn có thể áp dụng khi niềng răng thưa, bao gồm: niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt.

Niềng răng thưa mắc cài

Niềng răng mắc cài được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Mắc cài kim loại thường được sử dụng các dạng chất liệu khác nhau như: kim loại, sứ, pha lê,… Tuỳ thuộc vào chất liệu mắc cài mà giá tiền niềng răng cũng sẽ chênh lệch khác nhau.

niềng răng thưa là gì
Các phương pháp niềng răng thưa sẽ  giúp dịch chuyển răng về vị trí mong muốn

Ưu điểm:

  • Chi phí tương đối
  • Không đòi hỏi sử dụng công nghệ cao điều trị
  • Thời gian điều trị ngắn do lực kéo mạnh

Nhược điểm:

  • Kém thẩm mỹ, lộ mắc cài khi giao tiếp
  • Các vấn đề dễ xảy ra như mắc cài bị bung tuột
  • Chất liệu của kim loại có thể gây kích ứng nướu, tổn thương các mô mềm trong khoang miệng (cắn môi, cắn má,…)
niềng răng thưa
Niềng răng thưa với niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng thưa trong suốt

Niềng răng trong suốt là một trong các phương pháp niềng răng hiện đại được nhiều người lựa chọn. Thay vì sử dụng các loại mắc cài truyền thống người ta sử dụng hệ thống khay niềng bằng nhựa điều chỉnh răng chất lượng cao.

niềng răng thưa với niềng răng trong suốt

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao, do khay niềng trong suốt khó phát hiện.
  • Hiệu quả cao, rút ngắn thời gian điều trị xuống từ 3 – 6 tháng.
  • Không gây đau đớn và khó chịu như mắc cài.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao
  • Đòi hỏi công nghệ cao
  • Cần tuân thủ đúng cách đeo và sử dụng khay niềng

Giá niềng răng thưa theo các phương pháp

Niềng răng thưa hết bao nhiêu tiền cũng là vấn đề được rất nhiều bạn quan tâm. Theo đó, giá niềng răng thưa sẽ phụ thuộc vào loại mắc cài bạn chọn và các khí cụ theo kèm. Bạn có thể tham khảo bảng giá niềng răng dao dộng trên thị trường với từng phương pháp

Chi phí niềng răng mắc cài: 

  • Mắc cài kim loại thường:  20 – 30 triệu
  • Mắc cài sứ: 30 – 40 triệu 
  • Mắc cài pha lê: khoảng 40 triệu
Chi phí niềng răng không mắc cài: 
  • Niềng trăng trong suốt Zenyum Clear: 37 triệu
  • Niềng trăng trong suốt Zenyum Plus: 56 triệu & 67 triệu
Giá niềng răng thưa theo các phương pháp

Niềng răng thưa với phương pháp niềng răng trong suốt Zenyum chỉ từ 37 triệu đồng

Niềng răng trong suốt Zenyum - Địa chỉ niềng răng thưa uy tín

Nhờ tích hợp nhiều ưu điểm, Zenyum đang ngày càng được nhiều người lựa chọn để thay đổi nụ cười của mình. 

Quy trình niềng răng thưa với niềng răng trong suốt Zenyum sẽ được tư vấn và giám sát bởi hội đồng nha sĩ giàu kinh nghiệm tại Singapore kết hợp với các bác sĩ nha khoa đối tác tại Việt Nam. Nhờ đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng mình sẽ được thăm khám và điều trị niềng răng thưa theo quy trình tiêu chuẩn.

Niềng răng trong suốt Zenyum - Địa chỉ niềng răng thưa uy tín

Zenyum là địa chỉ niềng răng uy tín với giá khá nhẹ nhàng, chỉ từ 37 triệu đồng.

Khách hàng có thể theo dõi tình trạng niềng răng của mình thông qua app trung gian. Trong thời gian niềng tại Zenyum, các chuyên gia sẽ luôn theo dõi để kịp thời điều trị và tư vấn cho khách hàng.

Hy vọng với những gì mà bài viết đã chia sẻ có thể giúp khách hàng hiểu rõ hơn về phương pháp niềng răng thưa. Qua đó, chúng ta có cái nhiều tổng quát hơn về ưu điểm của các phương pháp niềng răng hiện nay. 

Bên cạnh đó, nếu bạn đang băn khoăn khi chọn niềng răng trong suốt Zenyum thì hãy gửi câu hỏi cho website Zenyum hoặc có thể liên hệ qua Fanpage Zenyum Vietnam. Đội ngũ nhân viên của Zenyum sẽ giúp bạn tư vấn, báo giá chi phí chính xác nhất. 

Đăng ký chẩn đoán răng ngay cùng Zenyum để biết mức độ phù hợp của bạn với niềng răng trong suốt ZenyumClear™ nhé!

Chẩn Đoán Răng Miễn Phí

Chỉ cần 5 phút gửi ảnh răng,

đội ngũ chuyên gia nha khoa tại Singapore sẽ đánh giá mức độ phù hợp của bạn với niềng răng trong suốt ZenyumClear™!

Hành trình niềng răng có sự đồng hành của nha sĩ giàu kinh nghiệm, đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Bạn cũng có thể thích...

Ngôn ngữ

Niềng Răng Thưa Mất Bao Lâu Và Bao Nhiêu Tiền? | Zenyum VN