21 October 2021

10 mins read

Hô hàm có niềng răng được không và giải pháp là gì?

Cùng với sự phát triển của nha khoa, rất nhiều tình trạng răng có thể khắc phục được bằng phương pháp niềng răng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người băn khoăn liệu hô hàm có niềng răng được không và niềng răng hô hàm giá bao nhiêu? Hãy cùng Zenyum tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết sau.

hô hàm có niềng răng được không

Tìm hiểu về tình trạng và mức độ hô hàm

Hô hàm là gì?

Hô hàm là tình trạng hàm trên hoặc cả hai hàm phát triển quá mức gây ra sự chênh lệch đáng kể so với cấu trúc xương của toàn bộ khuôn mặt. Thông thường, dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tình trạng hô hàm là tình trạng cười hở lợi. Nếu nhìn từ góc nghiêng, bạn sẽ thấy khuôn miệng nhô ra phía trước khá nhiều ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

Hô hàm là gì?

Hô hàm là tình trạng hàm trên hoặc cả hai hàm phát triển quá mức gây mất cân đối so với toàn bộ khuôn mặt.

Hô hàm và hô răng có gì khác nhau?

Khác với hô hàm, hô răng chủ yếu là do tình trạng răng mọc lệch lạc, sai phương hướng so với hàm. Thông thường, răng hô có xu hướng mọc chìa ra bên ngoài. Trong khi đó, hô hàm là do cung xương hàm phát triển quá mức bình thường. Chính vì vậy, so với hô hàm, hô răng dễ xử lý và ít tốn kém hơn.

Nguyên nhân gây ra hô hàm

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng hô hàm. Theo nghiên cứu, khoảng 70% tình trạng hô hàm là do di truyền từ người thân. Khoảng 30% còn lại là do sự phát triển quá mức của xương hàm, chế độ dinh dưỡng và những thói quen xấu từ khi còn nhỏ như mút tay, đẩy lưỡi… Xác định được chính xác nguyên nhân gây hô hàm sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc quyết định hô hàm có niềng răng được không và phương pháp khắc phục phù hợp.

Nguyên nhân gây ra hô hàm là gì?

Trẻ em thường bị hô hàm do thói quen mút tay, đẩy lưỡi

Người hô hàm có niềng răng được không?

Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi người hô hàm có niềng răng được không cần có sự thăm khám của nha sĩ cũng như tình trạng răng miệng cụ thể. Mỗi tình trạng sẽ có những cách khắc phục khác nhau.

Người hô hàm có niềng răng được không?

Để xác định hô hàm có niềng răng được không cần tiến hành thăm khám và chụp X-quang.

Cụ thể, đối với tình trạng hô hàm do cấu trúc xương, việc niềng răng thẩm mỹ sẽ khó mang lại hiệu quả như mong đợi. Đa phần các bác sĩ sẽ khuyên bạn thực hiện phẫu thuật hàm để điều chỉnh cấu trúc xương hàm về đúng vị trí.

Trường hợp hô do cả răng và hàm gây ra, cần kết hợp giữa phẫu thuật với niềng răng mới có thể khắc phục triệt để vấn đề. Chính vì vậy, quá trình thăm khám ban đầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định người hô hàm có niềng răng được không.

Niềng răng bị hô hàm trên có phải nhổ răng không?

  • Niềng răng bị hô hàm trên phải nhổ răng nếu bạn thuộc các đối tượng sau:
  • Răng mọc chen chúc, lộn xộn, cung hàm hẹp, không nong rộng được, không đủ chỗ cho răng dàn đều. Đối với trường hợp hô hàm này cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống trên cung hàm, cho răng di chuyển về đúng vị trí mong muốn.
  • Răng mọc chìa ra ngoài quá nhiều cũng cần nhổ răng để đảm bảo thẩm mỹ nụ cười.
  • Thông thường, nếu niềng răng phải nhổ răng thì sẽ nhổ răng số 4, 5 để tạo khoảng trống trên cung hàm, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn

Giải pháp điều trị hô hàm và hô răng thường được áp dụng

Nếu tìm hiểu, bạn sẽ thấy có rất nhiều phương pháp điều trị hô hàm và răng hô khác nhau. Tuy nhiên, có thể tổng kết thành 3 loại sau:

Niềng răng mắc cài cho răng hô nhẹ

Niềng răng mắc cài là kỹ thuật nha khoa sử dụng các loại mắc cài bằng chất liệu kim loại hoặc sứ kết hợp với dây cung và các khí cụ chỉnh nha khác để tạo lực kéo, giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn.

Đây là một trong những phương pháp chỉnh nha xuất hiện lâu nhất, có khả năng khắc phục nhiều tình trạng như răng hô, móm, khấp khểnh…

Niềng răng mắc cài cho hô hàm nhẹ

Niềng răng mắc cài cho răng hô cũng được áp dụng khá phổ biến

Niềng răng không mắc cài răng hô nhẹ

Niềng răng không mắc cài còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Niềng răng trong suốt, niềng răng tháo lắp hoặc niềng răng vô hình. Đây là một trong những phương pháp tiên tiến, được đánh giá rất cao hiện nay nhờ mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Thay vì gắn mắc cài cố định, bạn chỉ cần sử dụng các khay niềng được thiết kế riêng để điều chỉnh vị trí răng. Phương pháp niềng răng này giúp rút ngắn thời gian niềng, hạn chế các vấn đề phát sinh trong quá trình niềng. Nhờ đó, quá trình niềng răng diễn ra nhẹ nhàng và ít đau hơn rất nhiều.

Niềng răng không mắc cài răng hô nhẹ

Niềng răng không mắc cài hay niềng răng trong suốt là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay.

Phẫu thuật điều trị hàm hô nặng

Như đã đề cập ở phần hô hàm có niềng răng được không thì giải pháp triệt để nhất cho tình trạng này chính là kết hợp giữa phẫu thuật và niềng răng. Đầu tiên các bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng trước để đưa răng về đúng vị trí và có phương thẳng so với hàm. Tiếp theo mới thực hiện phẫu thuật hàm nhằm khắc phục tình trạng hàm phát triển quá mức. Nhờ đó bạn sẽ sở hữu hàm răng thẳng đều với cung hàm cân đối, thẩm mỹ.

Chi phí niềng răng hô hàm phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chi phí niềng răng hô hàm phụ thuộc rất lớn vào những yếu tố như: tình trạng hàm hô nặng hay nhẹ, phương pháp niềng, cơ sở nha khoa, trình độ bác sĩ…Do đó, bạn cần nắm rõ những yếu tố dưới đây để khi bác sĩ tư vấn có thể lựa chọn được loại niềng phù hợp nhất với mình.

Tình trạng răng miệng

  • Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến giá niềng răng hô. Chi phí niềng răng sẽ giao động cao hoặc thấp tùy theo tình trạng hô nặng hay hô nhẹ của bạn.
  • Đối với những trường hợp hô do hàm thì chi phí niềng răng sẽ khá cao. Thêm vào đó, nếu phải thực hiện phẫu thuật hàm, chi phí sẽ càng cao hơn rất nhiều.

Phương pháp niềng răng

Hiện nay có hai 2 phương pháp niềng răng phổ biến là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt). Trong đó, mỗi loại niềng răng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau cho nên chi phí cũng khác nhau.

Phương pháp niềng răng

Niềng răng mắc cài và không mắc cài là 2 phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay

Cơ sở vật chất của nha khoa

Để lựa chọn được địa điểm nha khoa uy tín, bạn nên lưu ý đến những tiêu chí như:

  • Tiêu chí về cơ sở vật chất: Máy móc thiết bị, vật liệu chính hãng, vật dụng được vô trùng, lưu trữ dữ liệu khách hàng,…
  • Tiêu chí về đội ngũ bác sĩ: Kiến thức, trình độ chuyên môn của bác sĩ, kinh nghiệm thực tiễn của bác sĩ phụ trách niềng răng, đạo đức nghề nghiệp,…

Niềng răng hô hàm trên giá bao nhiêu?

Niềng răng hô hàm trên giá bao nhiêu là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất. Dưới đây là giá niềng răng hàm trên được cập nhật mới nhất hiện nay:

  • Chi phí niềng răng mắc cài kim loại trọn gói hiện nay thường giao động từ: 10 – 15 triệu/ 1 hàm
  • Chi phí niềng răng hô hàm bằng mắc cài kim loại tự buộc hiện nay thường giao động từ: 14 – 19 triệu/ 1 hàm
  • Chi phí niềng răng hô hàm bằng mắc cài sứ hiện nay thường giao động từ: 16 – 19 triệu/ 1 hàm
  • Chi phí niềng răng mắc cài pha lê trọn gói hiện nay thường giao động từ: 20 – 22 triệu/ 1 hàm
  • Chi phí niềng răng hô hàm trên mắc cài mặt trong thường sẽ dao động từ: 25 – 40 triệu/ 1 hàm
  • Chi phí niềng răng trong suốt (không mắc cài) Zenyum sẽ có giá khoảng từ 37 – 67 triệu tùy tình trạng răng.

Zenyum – Giải pháp niềng răng hô uy tín, tin cậy từ Singapore

Có thể thấy, niềng răng vẫn là giải pháp tối ưu cho rất nhiều tình trạng răng khác nhau, bao gồm cả răng hô. Dù bạn hô răng hay hô hàm thì việc áp dụng phương pháp niềng răng vẫn được các bác sĩ cân nhắc để mang lại một hàm răng đều đẹp với chi phí niềng răng tối ưu nhất. Do đó, để hành trình niềng răng hô trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn, niềng răng trong suốt Zenyum sẽ là lựa chọn bạn không nên bỏ qua.

Zenyum - Giải pháp niềng răng hô uy tín, tin cậy từ Singapore

Zenyum là một trong những giải pháp nha khoa hàng đầu Singapore

Zenyum là một trong những thương hiệu nha khoa hàng đầu Singapore, mang đến cho bạn giải pháp niềng răng trong suốt với phác đồ điều trị được tư vấn và giám sát bởi hội đồng nha sĩ giàu kinh nghiệm niềng răng từ Singapore và các bác sĩ đối tác tại Việt Nam. Nhờ loạt ưu điểm vượt trội, Zenyum đang dần trở thành xu hướng chăm sóc răng miệng hiện đại, ngày càng được nhiều người châu Á lựa chọn. Có thể kể đến như:

  • Vô cùng thẩm mỹ: Nhờ thiết kế khay niềng trong suốt, bạn hoàn toàn có thể thoải mái đeo niềng răng trong suốt Zenyum cả ngày mà không ngại bị phát hiện đang niềng răng.
  • Thoải mái, hạn chế gây đau: Khi lựa chọn niềng răng với Zenyum, bạn sẽ không cần nhổ răng hoặc cắm vis. Thay vào đó, chỉ cần đeo khay niềng theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra. Bên cạnh đó, khay niềng Zenyum được thiết kế đặc biệt giúp giảm tối đa cảm giác đau so với các phương pháp niềng răng khác.
  • Áp dụng công nghệ tiên tiến, khoa học: Zenyum sẽ tiến hành lấy dấu răng và mô phỏng sự dịch chuyển răng theo công nghệ 3D để thiết kế khay niềng theo đúng tình trạng cũng như mong muốn của bạn.
  • Thời gian niềng được rút ngắn đáng kể: Với công nghệ tiên tiến từ Zenyum, quá trình niềng răng của bạn chỉ mất khoảng 3-9 tháng đối với các trường hợp nhẹ đến trung bình và 8-15 tháng đối với các trường hợp phức tạp khác.
  • Theo dõi tiến trình niềng răng qua ứng dụng: Với Zenyum, bạn không cần phải tốn nhiều thời gian gặp nha sĩ để thăm khám. Thay vào đó, toàn bộ quá trình đều có thể được theo dõi và cập nhật qua ứng dụng thông minh độc quyền của Zenyum.
Niềng răng trong suốt Zenyum

Ứng dụng độc quyền Zenyum là ưu điểm đặc biệt giúp bạn không cần phải di chuyển nhiều để gặp nha sĩ và có thể theo dõi liệu trình chi tiết, chính xác

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi hô hàm có niềng răng được không. Nếu muốn biết chính xác tình trạng răng của mình, bạn chỉ cần gửi ảnh răng để được chẩn đoán miễn phí bởi các chuyên gia Singapore. Chỉ mất 5 phút để thực hiện hoàn toàn online, còn chần chừ gì mà không gửi ảnh ngay nào!

Bạn Đã Chẩn Đoán Răng Miễn Phí Chưa?

Chỉ cần 5 phút gửi ảnh răng, chuyên gia nha khoa tại Singapore sẽ đánh giá mức độ phù hợp của bạn với niềng răng trong suốt ZenyumClear™.

Bạn cũng có thể thích...

Ngôn ngữ

Hô hàm có niềng răng được không và giải pháp là gì?